Thanh Nhạc
Thứ Bảy - 10 - Tháng Sáu - 2023
  • Trang chủ
    • Đào tạo nghệ thuật
    • Sản xuất âm nhạc
  • Tuyển sinh
  • Cẩm nang
  • Dịnh vụ
  • Hoạt động
  • Về chúng tôi
  • Liên hệ
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
    • Đào tạo nghệ thuật
    • Sản xuất âm nhạc
  • Tuyển sinh
  • Cẩm nang
  • Dịnh vụ
  • Hoạt động
  • Về chúng tôi
  • Liên hệ
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Thanh Nhạc
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Cẩm nang âm nhạc

Giới thiệu 9 kỹ thuật thanh nhạc cơ bản

Bạn có năng khiếu giọng hát, tuy nhiên không có yếu tố về kỹ thuật thanh nhạc làm lời hát của mình xáo trộn, rời rạc không mang đến cho người nghe cảm xúc. Vì vậy bạn nên tìm hiểu về kỹ thuật thanh nhạc cơ bản và có thể đăng ký tham gia một khóa học thanh nhạc

kỹ thuật thanh nhạc cơ bản 001

Tìm hiểu kỹ thuật thanh nhạc sẽ giúp bạn tập chung đúng kỹ thuật, thể hiện bài hát cuốn hút cảm xúc người nghe. Tốt hơn nếu bạn tham gia một khóa học thanh nhạc sẽ được luyện tập một cách chuyên nghiệp. Việc học kỹ thuật thanh nhạc; ngoài hát đúng nhịp, giai điệu, lời bài hát còn diễn tả sự bay bổng thổi phần hồn cho bài hát tăng tính sinh động chạm đến trái tim người nghe.

Tại đây, Linh Chi chia sẻ đến các bạn một số kỹ thuật thanh nhạc cơ bản

1. Dynami – Lực hát (Lấy hơi)

Nguyên lý việc lấy hơi

Lấy hơi là một kỹ thuật thanh nhạc cơ bản ban đầu khi người tập nhập môn. Để có một lực hát tốt các bạn chú ý luyện tập theo cách sau:

Luyện tập hít thở thường xuyên tự nhiên, rồi hít sâu thở ra từ từ. Luyện đều đặn mỗi lúc giúp cơ hoành đẩy xuống khoang phổi được mở rộng giúp khả năng lưu trữ nhiều hơi hơn. Do đó khi phát hơi ra sẽ tạo ra một lực đẩy chắc chắn, âm thanh to rõ ràng.

Muốn âm thanh vang hơn, to hơn, uy lực, chắc hơn chúng ta cần cộng hưởng âm thanh bằng cách đưa âm thanh về phía các khoảng trống trong cơ thể như cổ họng, khoang miệng, xoang.

Cách tập lấy hơi kỹ thuật thanh nhạc cơ bản

Hít vào thật sâu đóng miệng rồi tạo ra âm thanh “um” cảm nhận âm thanh gom trước mũi, trán. Sau đó, bạn đẩy hơi mạnh dần giúp âm thanh to hơn. Khi cảm được vị trí của khoảng vang thì bạn tạo âm “uhm-ma” cao dần, dùng hơi mạnh hơn và thả lỏng các vùng ngực, vai rồi đến cổ.

Một số nguyên nhân và khắc phục hụt hơi trong kỹ thuật thanh nhạc

2. Vibrato – Rung ngân

Rung ngân là một kỹ thuật thanh nhạc cơ bản rất đơn giản, dễ tập. Bạn hát bất kỹ một nốt rồi ngân dài ra sau đó thay đổi cao độ lên xuống quanh nốt nhạc, nhờ vào đó các cơ ở cổ họng sẽ ghi nhớ được cách thức di chuyển lên xuống. Cao độ biến đổi có thể ảnh hưởng bởi lực đẩy cơ hoành: đẩy hơi mạnh, nốt sẽ cao hơn; đẩy hơi yếu, nốt sẽ thấp hơn. Hơi từ cơ hoành đẩy càng tốt thì rung giọng càng mượt.

Chúng ta cần sử dụng hơi hài hòa giữa đẩy cơ hoành và hơi ở cổ. Tập rung đẩy ở cơ hoành trước, hơi sẽ “rừng rực” nhưng khả năng kiểm soát, điều khiển thanh đới, thanh quản sẽ kém hơn. Nếu tập rung ở cổ trước, sẽ hơi mệt thanh đới do hoạt động liên tục, cơ hoành không được rèn luyện nhiều nên sẽ không mạnh bằng; thanh đới, thanh quản.

Hướng dẫn cách tập rung ngân: Bạn hít hơi dài rồi hát một từ hay một chữ bất kỳ như “O” ngân dài hơi ra đều, rồi sau đó ngân xuống thấp thành “Ồ” rồi chuyển lên cao sang “O”, … nặp lại tuần hoàn đến khi thật cạn hơi trong cơ thể. Một lần chỉ hát một nốt rồi ngân dài rồi lên cao, xuống thấp bằng cách đẩy hơi mạnh nhẹ.

3. Feeling – Cảm xúc

Cảm xúc được tuôn trào từ người hát lúc thể hiện tác phẩm đó (dân nghề gọi  “Phiêu”). Bất kỳ ai cũng có cảm xúc của mình chỉ là đôi khi, lúc hát, chúng ta lại chú ý kỹ thuật thanh nhạc nhiều vào cao độ, tiết tấu, lời hát mà quên đi phần cốt lõi quan trọng nhất của nghệ thuật đó là Biểu đạt cảm xúc.

Hướng dẫn cách tập cảm xúc: Tìm hiểu tâm ý tác giả, hoành cảnh ra đời của bài hát. Suy nghĩ về ca khúc sắp sửa trình bày, ý nghĩa của từng ca từ và cố gắng biểu đạt bài hát. Đặt tâm tình của chính mình vào tiết tấu, thẩm thấu hồn của lời bài hát. Cảm xúc nghe có vẻ khá đơn giản nhưng cần nhiều thời gian luyện tập.

4. Nuance – Sắc thái

Về cơ bản, sắc thái không hẳn là kỹ thuật thanh nhạc mà đúng hơn là cách tư duy và tinh tế, biểu cảm khi thể hiện bài hát. Sắc thái là cách hát từ, cụm từ, câu hát với độ mạnh nhẹ phù hợp.

Sắc thái có thể thay đổi ngọn sóng nhấp nhô, lúc mạnh mẽ, lúc mềm mại lăn tăn, có khi sự thay đổi mạnh nhẹ đó nhanh như cái chớp mắt, như ngọn gió nhẹ thổi qua, mạnh rồi nhẹ trong từng từ, có khi lại là nốt nhạc được kéo dài miên man.

Hướng dẫn cách tập: Lấy một câu hát thể hiện cảm xúc lúc vui, buồn; lúc nhanh dồn dập; lúc ê chề…

kỹ thuật thanh nhạc cơ bản 01

5. Breathy voice – Giọng nhiều hơi

Theo kinh nghiệm cá nhân Linh Chi nhận biết người có giọng nhiều hơi: nói phát tiếng ồm ồm lớn, hơi thở sâu và mạnh, khẩu hình mở rộng, bật tiếng đẩy hơi nhiều.

Hướng dẫn cách tập: Lấy kinh nghiệm đó áp dụng luyện tập nói chuyện thành thói quen. Rồi khi thực hành hát vận dụng các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản khác tạo ra âm thanh mượt chắc. Bạn chia nhỏ lần tập trong ngày, mỗi lần 5-10 phút. Tập chăm chỉ kéo dài quá ^^ dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng.

6. Nốt nhạc buồn – Blues note hay Worried note

Nốt nhạc buồn bắt nguồn từ dòng nhạc Blues. Trong kỹ thuật thanh nhạc, nốt Blues để thể hiện cảm xúc, đôi khi sử dụng khác so với cao độ đúng của nó. Thay đổi cao độ của nốt Blues đặc trưng bởi một nửa cung hoặc một phần tư cung tùy thuộc vào cách hát hoặc thể loại nhạc. Blues note có một hay vài nốt lơ lửng giữa những nốt chính và các nốt này hát thấp hơn chút kết hợp cùng kỹ thuật bẻ cong nốt (Bent note).

Hướng dẫn cách tập: Bạn có thể thử tìm và nghe các bản nhạc Blues thời kỳ đầu rồi luyện tập các câu hát và nốt theo bản nhạc. Nhạc Blues phải hát hơi chênh phô một chút nhưng nhất định phải chênh phô đúng nốt Blues.

Âm nhạc làm tăng sức khỏe tại một số nghiên cứu quốc tế

7. Bẻ cong nốt – Bent note

 Bent note là kỹ thuật cơ bản đặc trưng trong dòng nhạc Blues và là kỹ thuật thanh nhạc phổ biến trong nhạc Pop, R&B và Soul. Kỹ thuật là hát một nốt và đẩy cao độ cao dần lên. Khi thể hiện ca khúc, ca sĩ kết hợp kỹ thuật thanh nhạc khác nhả hơi, giữ hơi, luyến láy nhằm bẻ cong nhiều nốt tạo ra các câu hát đặc sắc.

Hướng dẫn cách tập: Bắt đầu hát một chữ “na” rồi bẻ nốt, không đi lên hẳn cao độ khác mà thay đổi chậm dần dần cao độ từng chút. Kỹ thuật thanh nhạc tương đối khó nhưng khi thể hiện bạn có thể cảm nhận.

8. Melisma hay Runs and riffs – Luyến láy nhiều nốt

Kỹ thuật này có lẽ không hẳn nằm ở phần thanh nhạc cơ bản bởi luyện tập không dễ. Tuy nhiên, sự đam mê âm nhạc của các bạn sẽ vượt qua được nhờ luyện tập chăm chỉ. Bạn chỉ cần tập theo âm giai ngũ cung (pentatonic scale) hay âm giai Blues (blues scale) và bắt chước ca sĩ hát rồi phiêu dần theo là được.

Cách tập Luyến láy nhiều nốt : Dùng piano hoặc phần mềm đánh các nốt C, D, E, G, A rồi hát đi các nốt này thật nhuần nhuyễn và ghi nhớ cao độ rồi kết hợp cùng kỹ thuật bent note hay blues note giúp đa dạng câu hát. Một khi đã hát tốt những nốt đó, bạn có thể tạo câu riêng và thay đổi thứ tự nốt.

9. Husky voice hay Smoky voice – Giọng khàn

Giọng khàn Husky voice còn gọi là Raspy voice ở mức độ nhẹ. Với “kĩ thuật thanh nhạc” này, chính xác là một bệnh lý hơn là một kĩ thuật. Lý do có thể khi hát sai kĩ thuật, cố gồng để hát, đẩy hơi nhiều, hát quá mạnh, đè nén thanh đới, lâu dần sảy ra tình trạng viêm thanh đới.

Cách tập Giọng khàn Husky voice: Lấy hơi sâu hát chữ “Nô” kéo dài khẩu hình nhỏ, phát hơi từ cuống họng đẩy dần song song mở khẩu hình.

Như vậy Linh Chi đã giới thiệu đến các bạn 9 Kỹ thuật thanh nhạc cơ bản. Các bạn có thể luyện tập tại nhà nhẹ nhàng kiên trì dần sẽ nắm bắt cơ bản. Tuy nhiên, bạn nên nhờ sự hướng dẫn từ giáo viên để nắm bắt nhanh hơn, chính xác hơn và thực hiện được nhiều ca khúc khó.

Tại trung tâm âm nhạc Linh Chi luôn có khóa học kỹ thuật thanh nhạc cơ bản dành cho các bạn mới và nâng cao cho các bạn chuyên nghiệp.

Các bạn liên hệ: 0988 808 489  – Facebook: hoinhacsithainguyen để được tư vấn kinh nghiệm, thanh gia học thử để chắc chắn là bạn hoàn toàn hài lòng với quyết định đăng ký học kỹ thuật thanh nhạc tại Trung tâm âm nhạc Linh Chi
Loading
Đăng bởi: Linh Chi
Nguồn: Tổng hợp
Quan tâm: Kỹ thuật thanh nhạc
Chia sẻTweetPin

Bài viết Quan tâm

Trẻ em học thanh nhạc211
Cẩm nang âm nhạc

Trẻ em học thanh nhạc: thay đổi tư duy, thúc đẩy sáng tạo

05/07/2022

Âm nhạc môn bắt buộc không thể thiếu từ khi trẻ học mầm non, trẻ em học thanh nhạc sớm...

Học luyện thanh để có giọng đẹp
Cẩm nang âm nhạc

Phương pháp học luyện thanh để có giọng đẹp

27/06/2022

Muốn cải thiện giọng hát thì việc học luyện thanh là điều không thể thiếu. Dù có quãng giọng tốt...

Những điều cần biết khi học thanh nhạc
Cẩm nang âm nhạc

Những điều cần biết khi học thanh nhạc

22/06/2022

Học thanh nhạc để thỏa mãn đam mê hay trở thành ca sĩ, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành hoặc...

Học thanh nhạc cần bắt đầu từ đâu
Cẩm nang âm nhạc

Học thanh nhạc cần bắt đầu từ đâu?

17/06/2022

500 anh em mới tiếp xúc với âm nhạc đang còn mơ hồ tìm hiểu, học thanh nhạc cần bắt...

8 lợi ích âm nhạc đối với sức khỏe
Cẩm nang âm nhạc

8 lợi ích âm nhạc đối với sức khỏe

16/06/2022

Vai trò của âm nhạc đối với sức khỏe, đời sống tinh thần của con người là rất lớn. Rất...

Kỹ-thuật-Bel-Canto-trong-thanh-nhạc
Cẩm nang âm nhạc

Kỹ thuật Bel Canto trong thanh nhạc

12/05/2022

Kỹ thuật Bel Canto được xem là thành tựu, đỉnh cao kỹ thuật thanh nhạc của nhân loại. Và là...

Bài tiếp theo
Tự luyện thanh nhạc cơ bản 0003

Tự luyện thanh nhạc cơ bản

Địa chỉ uy tín học thanh nhạc tại Thái Nguyên 007

Địa chỉ uy tín học thanh nhạc tại Thái Nguyên

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thanh Nhạc

  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Đào tạo nghệ thuật
  • Sản xuất âm nhạc

© 2022 Slimcacao.com – Trung tâm âm nhạc Linh Chi

Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
    • Đào tạo nghệ thuật
    • Sản xuất âm nhạc
  • Tuyển sinh
  • Cẩm nang
  • Dịnh vụ
  • Hoạt động
  • Về chúng tôi
  • Liên hệ

© 2022 Slim - Trung tâm năng khiếu Linh Chi by Linh Chi.