Chúng ta nghĩ đến tự luyện thanh nhạc tại công sở, tại nhà bởi không có nhiều thời gian; để có giọng hát tốt, truyền cảm nhằm thể hiện trong sự kiện, bữa tiệc liên hoan hay Karaoke giao lưu. Một số bạn khác thì tranh thủ thời gian đến Trung tâm âm nhạc Linh Chi để tham gia lớp học thanh nhạc theo yêu cầu.
MINI SHOW THANH NHẠC CƠ BẢN
Hải Yến đạt giải nhì tiếng hát Ngân Hàng toàn quốc sau 1 năm học (bài này cô hát khi mới học 12 buổi)
Dù chúng ta có học theo cách nào, thì sự lỗ lực bằng cách tự luyện thanh nhạc để có một giọng hát cải thiện hơn, là cần thiết.
Dưới đây, Trung tâm âm nhạc Linh Chi sẽ giới thiệu đến chúng ta tham khảo cách tự luyện thanh nhạc đơn giản để các bạn áp dụng. Hi vọng phần nào cải thiện tốt hơn khả năng ca hát của chúng ta.
1. Luyện tập khẩu hình chuẩn
Hình dạng của miệng biến đổi theo chiều ngang hay dọc chúng ta có thể gọi là Khẩu hình. Thành phần khẩu hình bao gồm: hàm dưới cử động, môi, lưỡi, hàm ếch tạo ra hình dạng của khuôn miệng thay đổi theo sự phát âm và phụ thuộc vào nguyên âm.
Khi tự luyện thanh nhạc chúng ta sử dụng 5 nguyên âm chính: A, Ô, Ê, I, U để làm mềm các khớp hàm và thả lỏng các cơ ở cổ. Chúng ta lấy hơi sâu, mặt thẳng, miệng há tự nhiên nhả từ từ nguyên âm, từ nhỏ đến to cần lưu ý phải đạt rõ từ và tròn chữ.
Chúng ta dành 15-20 phút bất cư thời gian rảnh rỗi mỗi ngày, hoặc nhiều lần trong ngày để làm mền khớp hàm và tăng phối hợp uyển chuyển từ bộ phận khác. Thời gian sau chúng ta có được một khẩu hình đẹp chuẩn.
2. Luyện tập mở thanh quản
Chúng ta mong muốn có giọng khỏe chắc, uy lực, lên cao, xuống thấp, trầm bổng tự nhiên. Tuy nhiên, mỗi người chúng ta có một quãng giọng dài ngắn nhất định khác nhau.
Khi chúng ta sở hữu giọng nam cao sẽ không thể thành người hát giọng nam trung được. Tuy nhiên bằng cách tự luyện thanh nhạc tập mở thanh quản chúng ta có thể hát ở những nốt cực thấp hoặc cực cao trong quãng giọng bạn cho phép.
Để mở rộng quãng giọng của mình, thì chúng ta cần tham khảo học những kỹ thuật thanh nhạc cơ bản khác: Kỹ thuật Dynami – Lực hát (Lấy hơi), Feeling – Cảm xúc, Nuance – Sắc thái, các tư thế đúng. Từ kỹ thuật cơ bản đó thì bạn dần chạm được đến những nốt cao hơn nữa cũng như là thấp hơn nếu tập đúng kỹ thuật.
Chúng ta tự luyện thanh nhạc tập mở thanh quản bắt đầu với quãng giọng cơ bản, thả lỏng tự nhiên trước. Hãy mở miệng lớn, ấn lưỡi xuống cho khuôn miệng giống hình chữ U và nhìn thấy được lưỡi gà. Rồi phát âm như “Ô” ,lặp lại một âm thanh đơn giản, di chuyển âm thanh đó xuống sẽ dễ hơn rồi tiến dần lên cao độ. Chúng ta luyện tập nhiều lần trong ngày khi có thời gian rảnh. Mỗi lần tập cố hát cao hơn một tí ở giới hạn nốt nhạc và thấp trong quãng giọng.
3. Luyện tập hơi thở
Được coi là một kỹ thuật quan trọng trong âm nhạc, nó giúng điều phối nhả âm, luyến láy, nhịp, phách…. Khi tự luyện thanh nhạc phần tập hơi thở chúng ta hết sức lưu ý.
Bắt đầu tự luyện thanh nhạc chúng ta lấy hơi thở đều, rồi hít sâu bằng mũi nhả chậm bằng miệng, xả hết kiệt hơi trong cơ thể. Cứ thế tập lặp lại, đôi khi biến nó thành hơi thở tự nhiên càng tốt. Ở cách tự luyện thanh nhạc lấy hơi này chúng ta có thể áp dụng bất cứ khi nào: Đang làm việc, thể thao…
Luyện đều đặn mỗi lúc giúp cơ hoành đẩy xuống khoang phổi được mở rộng giúp khả năng lưu trữ nhiều hơi hơn. Do đó khi phát hơi ra sẽ tạo ra một lực đẩy chắc chắn, âm thanh to rõ ràng.
4. Luyện tập phát âm
Tự luyện phát âm chúng ta nên luyện ngụp nước và phát âm “a”, “ô” và “i”. Đây là các âm sử dụng phổ biến nhất trong nhiều bài hát. Âm “a” và “ô” dễ phát âm, còn âm “i” khó phát âm hơn.
Muốn luyện phát âm chúng ta chuẩn bị một chậu nước sạch (bồn rửa mặt) và đặt ở độ cao vừa tầm gập người góc trên dưới 90 độ. Rồi lấy hơi thật sâu ngụp mặt vào trong nước. Sau đó, bắt đầu phát ra các nguyên âm, câu hát có âm “a” hoặc “i” hoặc đơn giản phát âm “a” hoặc “i” thôi. Bài tập này có hiệu quả giúp bạn phát âm chuẩn, hơi dài, tròn và rõ chữ hơn.
5. Tư thế tập hát
Nhiều ca sĩ chơi nhạc với dòng nhạc khác nhau, họ có biểu cảm sắc thái biểu diễn đắm chìm trong ca khúc để đi vào tim khán giả. Khi đó chúng ta thấy động tác đứng, ngồi, nhảy, thậm chí nằm. Tuy nhiên, dù thể hiện mọi động tác nào thì cũng phải cho đúng tư thế, để tránh ảnh hưởng đến cột hơi, do lồng ngực hoặc bụng bị chèn ép hay bóp méo, hỏng âm thanh phát ra.
Nếu đăng ký học tại Trung tâm chúng ta được hướng dẫn kết hợp các tư thế dan xen khác nhau, cộng hưởng cùng khả năng biểu diễn. Nhưng ở đây chúng ta tự luyện thanh nhạc thì nên học từng phần một nghe có vẻ sẽ lâu lâu mới ổn.
Bắt đầu cơ bản nhất chúng ta tâp ở tư thế đứng:
- Lưng thẳng: Thành một trụ đỡ tự nhiên không gò bó, các cử động bộ phận khác cơ thể được phối hợp và hoạt động dễ.
- Ngực vươn ra thoải mái giúp cho hơi thở được dễ dàng, vai không nhô lên, không thõng xuống.
- Hai tay để xuôi hai bên hông, khi không cầm sách hát.
- Hai bàn chân cách nhau 25-30 cm, bàn chân trái check cao chân phải và có góc 30-45 độ (ngược lại tùy chân thuận), giúp thăng bằng, xoay người vững chắc, nhanh nhẹn.
Kiên trì luуện tập
Tự luyện thanh nhạc haу đăng ký học tại Trung tâm Linh Chi chúng ta đều cần ѕự kiên trì. Mỗi ngàу tập hát không cần mất quá nhiều thời gian chỉ 5-10 phút. Chúng ta tận dụng lũ lúc tắm hoặc trong lúc nấu ăn thậm chí đi hẹn hò, bạn cũng có thể tự ngân nga luyện tập.
Nếu cảm thấу bản thân chậm tiến bộ, do chưa nắm được hết ý nghĩa, nội dung tự luyện thanh nhạc. Để tăng tốc, tận hưởng ánh mắt ngưỡng mộ, sự thân thiện quần chúng bạn có thể đăng ký khóa học tại Trung tâm âm nhạc Linh Chi